1. Không gian địa chỉ gần như vô hạn:
IPv6 có chiều dài bít (128 bít) gấp 4 lần IPv4 nên đã mở rộng không gian địa chỉ từ khoảng hơn 4 tỷ (4.3 * 109) lên tới một con số khổng lồ (2128 = 3.3*1038). Một số nhà phân tích cho rằng, chúng ta không thể dùng hết địa chỉ IPv6.
2. Khả năng tự động cấu hình (Plug and Play)
IPv6 cho phép thiết bị IPv6 tự động cấu hình các thông số phục vụ cho việc nối mạng như địa chỉ IP, địa chỉ gateway, địa chỉ máy chủ tên miền khi kết nối vào mạng. Do vậy đã giảm thiểu việc phải cấu hình nhân công cho thiết bị so với công việc phải thực hiện với IPv4. Các thao tác cấu hình này có thể không phức tạp đối với máy tính song với nhu cầu gắn địa chỉ cho một số lượng lớn các thiết bị như camera, sensor, thiết bị gia dụng… sẽ phải tiêu tốn nhiều nhân công và khó khăn trong quản lý.
3. Khả năng bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận (đầu cuối – đầu cuối)
Địa chỉ IPv6 được thiết kế để tích hợp sẵn tính năng bảo mật trong giao thức nên có thể dễ dàng thực hiện bảo mật từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận (đầu cuối – đầu cuối). IPv4 không hỗ trợ sẵn tính năng bảo mật trong giao thức, vì vậy rất khó thực hiện bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận. Hình thức bảo mật phổ biến trên mạng IPv4 là bảo mật kết nối giữa hai mạng.
Hình 1: Thực hiện bảo mật kết nối giữa hai mạng trong IPv4
Hình 2: Thực hiện bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận trong IPv6.
4. Quản lý định tuyến tốt hơn
IPv6 được thiết kế có cấu trúc đánh địa chỉ và phân cấp định tuyến thống nhất, dựa trên một số mức cơ bản đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Cấu trúc phân cấp này giúp tránh khỏi nguy cơ quá tải bảng thông tin định tuyến toàn cầu khi chiều dài địa chỉ IPv6 lên tới 128 bít. Trong khi đó, sự gia tăng của các mạng trên Internet, số lượng IPv4 sử dụng, và việc IPv4 không được thiết kế phân cấp định tuyến ngay từ đầu đã khiến cho kích thước bảng định tuyến toàn cầu ngày càng gia tăng, gây quá tải, vượt quá khả năng xử lý của các thiết bị định tuyến.
5. Dễ dàng thực hiện Multicast
Các kết nối giữa máy tính tới máy tính trên Internet để cung dịch vụ mạng hiện tại hầu hết là kết nối Unicast (kết nối giữa một máy tính nguồn và một máy tính đích). Để cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, máy chủ sẽ phải mở nhiều kết nối tới các máy tính khách hàng (Hình 3.a)
Nhằm tăng hiệu năng của mạng, tiết kiệm băng thông, giảm tải cho máy chủ, công nghệ multicast được thiết kế để một máy tính nguồn có thể kết nối đồng thời đến nhiều đích (Hình 3.b). Từ đó thông tin không bị lặp lại, băng thông của mạng sẽ giảm đáng kể, đặc biệt với các ứng dụng truyền tải thông tin rất lớn như truyền hình (IPTV), truyền hình hội nghị (video conference), ứng dụng đa phương tiện (multimedia).
Hình3.a: Kết nối Unicast Hình 3.b: Kết nối Multicast
Trên thực tế, cấu hình và triển khai multicast với IPv4 rất khó khăn, phức tạp trong khi đối với IPv6 thì việc này dễ dàng hơn nhiều.
6. Hỗ trợ cho quản lý chất lượng mạng
Những cải tiến trong thiết kế của IPv6 như: không phân mảnh, định tuyến phân cấp, gói tin IPv6 được thiết kế với mục đích xử lý thật hiệu quả tại thiết bị định tuyến tạo ra khả năng hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng dịch vụ QoS.
7. Ưu đãi nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6
Triển khai nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6 sẽ được hưởng các ưu đãi về Đầu tư, Thuế, Tiền thuê mặt đất, mặt nước, ưu đãi tín dụng ... (chi tiết hướng dẫn tại đây)