hực hiện Chương trình IPv6 For Gov và Kế hoạch chuyển đổi Internet Việt Nam sang IPv6, ngày 29-30/8/2023, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật công nghệ về chuyển đổi IPv6 cho hơn 60 cán bộ các Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) khu vực phía Nam, các sở ban ngành tỉnh Đồng Tháp.
Đào tạo nhân lực, tư vấn hỗ trợ các giải pháp chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước
Ngày 29-30/8/2023, VNNIC và Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật công nghệ về chuyển đổi IPv6 cho hơn 60 cán bộ CNTT đến từ các Sở TT&TT khu vực phía Nam, các sở ban ngành tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung đào tạo được thiết kế theo mô hình tham chiếu kết nối mạng Bộ, ngành, địa phương; bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình IPv6 For Gov; Kế thừa nội dung phiên bản giai đoạn trước, nội dung đào tạo được nâng cấp, cải tiến thành phiên bản mới, cập nhật kiến thức mới nhất, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Qua đó, các học viên nắm bắt được các vấn đề tổng quan, hiện trạng và yêu cầu chuyển đổi IPv6; các nội dung hướng dẫn xây dựng mô hình, quy hoạch địa chỉ, kỹ thuật công nghệ về chuyển đổi IPv6 cho hạ tầng mạng; mạng truy cập Internet (Wifi, Lan); dịch vụ như hệ thống máy chủ tên miền DNS, Cổng Thông tin điện tử, Website; quản trị, vận hành, giám sát hoạt động mạng lưới, dịch vụ trên IPv6…
Ông Nguyễn Tấn Hoàng – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp và ông Đỗ Quang Trung – Trưởng Chi nhánh Trung tâm Internet Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc chương trình.
Hướng tới mục tiêu chuyển đổi toàn diện Internet Việt Nam sang IPv6 để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số
Hiện nay, mạng Internet toàn cầu đang chuyển sang thế hệ mới IPv6 thay thế IPv4 để giải quyết vấn đề cạn kiệt IPv4, đáp ứng nhu cầu triển khai các dịch vụ mới, chất lượng cao như IoT, Smart City, 4G, 5G, Cloud,.... Việc chuyển đổi IPv6 không dừng lại ở vấn đề tài nguyên, cạn kiệt IPv4 mà là vấn đề công nghệ. Thế giới đang chuyển mình từ công nghệ dual-stack IPv4/IPv6 sang công nghệ IPv6-only; gắn IPv6 với công nghệ AI; giúp kết nối Internet với băng thông cực cao, độ trễ thấp, tự động hóa cũng như chất lượng cao và bảo mật tốt.
Tại Việt Nam, thực hiện nội dung “Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6)” theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, giao nhiệm vụ công tác chuyển đổi IPv6 Việt Nam với chỉ tiêu bứt phá, tỷ lệ sử dụng IPv6 Việt Nam đạt 60-70%, Việt Nam vượt lên đứng thứ 6-8 toàn cầu.
Để đạt được mục tiêu đó, VNNIC với vai trò chủ trì thực hiện chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025, tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, hỗ trợ các địa phương, bộ, ngành về công tác chuyển đổi IPv6 song song với quy hoạch, hiện đại hóa hệ thống mạng, dịch vụ CNTT theo hướng hiện đại.
Trong toàn bộ tiến trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang hoạt động với IPv6, VNNIC sẽ đồng hành cùng các địa phương trong chuyển đổi IPv6; hỗ trợ đào tạo, tư vấn công nghệ, giải pháp chuyển đổi IPv6; hướng tới đạt và vượt các mục tiêu Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 20/01/2023 về định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024-2025; Chương trình IPv6 For Gov (2021-2025) ban hành theo Quyết định số 38/QĐ-BTTTT ngày 14/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; cũng như các mục tiêu Kế hoạch chuyển đổi toàn diện Internet Việt Nam sang IPv6.
Một số hình ảnh tại chương trình:
|
|